Gia tăng tình trạng vô sinh ở nam giới
Nhiều nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh trùng dị dạng, thậm chí vô tinh… đã tìm được hy vọng có con chính chủ, bảo tồn khả năng sinh sản và duy trì bản lĩnh phái mạnh nhờ các chia sẻ đến từ các chuyên gia của IVFTA-HCM.
Vô sinh nam và những “vùng xám” mới được khám phá
Chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến “Những bước đột phá trong điều trị vô sinh nam – Giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, vô tinh” ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc TT Hỗ trợ Sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Theo thống kê tại IVFTA-HCM ví dụ như có 100 cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn thì có 30% nguyên nhân đến từ người vợ, 30% đến từ người chồng, và 30% là đến từ cả hai vợ chồng. Từ các con số đó chúng ta thấy quan điểm sinh con là bổn phận riêng của người phụ nữ là không hề đúng, đây là chuyện của cả 2 vợ chồng. Vì vậy ngay từ ngày đầu thành lập IVFTA-HCM đã phát triển song song cả hiếm muộn nam & nữ.”
“Nếu như trước đây hiếm muộn nam là một vệ tinh xoay xung quanh hiếm muộn nữ, nhưng hiện bây giờ với cái nhìn của chúng tôi tại BVĐK Tâm Anh thì ngành nam khoa đóng vai trò hết sức quan trọng, bổ trợ đắc lực để chúng ta đạt được mục tiêu cuối cùng của cặp vợ chồng đó là có thể đón em bé bình an về nhà”, bác sĩ Như nói thêm.
Trước đây từng có những quan niệm cho rằng “chỉ cần có tinh trùng” để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là đủ, không cần quan tâm nhiều tới những vấn đề khác của nam giới. Đứng trên cương vị là bác sĩ hiếm muộn nữ thì trước đây bác sĩ Như cũng từng nghĩ chỉ cần cho 1,2 con tinh trùng là ổn. Tuy nhiên có 2 trường hợp làm bác sĩ Như nhớ mãi.
Trường hợp đầu tiên là một cặp vợ chồng hiếm muộn và theo thuật ngữ chuyên môn của nam khoa thì anh chồng bị tinh trùng crypto, với người bình thường tinh trùng xuất ra phải có vài chục triệu con thì anh này ly tâm tìm mãi mới được vài con. Lúc đó ở góc độ bác sĩ hiếm muộn nữ thì việc lấy tinh trùng tạo phôi là chuyện hoàn toàn có thể. Lúc đó 2 vợ chồng được tạo phôi, chuyển phôi thành công và sinh được một bé trai khoẻ mạnh nhưng không may bé trai mất vì tai nạn. 3 năm sau cặp vợ chồng đó quay lại gặp tôi, lúc đó anh chồng làm xét nghiệm tinh dịch đồ không còn con nào.
Khi gửi bệnh nhân qua nhóm nam khoa của bác sĩ Khoa mới phát hiện ra vấn đề là 3 năm trước vấn đề nội tiết của bệnh nhân nam đã báo động rồi, sự sinh tinh giảm rất nhiều. Tuy nhiên ở thời điểm đó tầm quan trọng của nam khoa vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên rất buồn khi bệnh nhân quay lại thì “vốn liếng” đã hết sạch.
Trường hợp thứ 2 là về vấn đề di truyền. Có đôi vợ chồng đã chuyển phôi tới 4,5 lần nhưng chưa thành công. Bệnh nhân tìm đến tôi và khi tôi xem các xét nghiệm trước đó 2 vợ chồng đã làm, có một xét nghiệm rất quan trọng nhưng lại bị bỏ qua đó là xét nghiệm di truyền của người chồng. Anh chồng bị Klinefelter. Bộ nhiễm sắc thể của người đàn ông bình thường là 46XY thì anh này là 47XXY, bị dư 1 NST X. Vì vậy khả năng anh ấy tạo ra tinh trùng mang phần di truyền bất thường dẫn đến kết hợp trứng tạo phôi bất thường và phôi không thể làm tổ. Nếu như vợ chồng chị được khám với một bác sĩ hiếm muộn nam, ví dụ như bác sĩ Khoa, thì nhìn qua hình dáng bên ngoài là biết là Klinefelter rồi và sẽ có hướng điều trị riêng biệt. Còn trường hợp này tôi nghĩ bác sĩ vô sinh nữ có thể là không có kinh nghiệm hoặc có thể chưa gặp được anh chồng vì có thể làm trên kết quả tinh dịch đồ. Nhìn kết quả tinh dịch đồ “đủ rồi nhé, tôi sẽ làm thụ tinh ống nghiệm cho chị” và hậu quả để lại tôi thấy hơi đáng tiếc cho bệnh nhân.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép giải mã những bí ẩn về vô sinh nam như bệnh lý về di truyền, nội tiết… điều mà trước đây được xem như là “vùng xám” không thể nhận biết trong hiếm muộn nam.
Theo ThS.BS Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, TT Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM: “Khoảng vài chục năm trở lại đây thì ở Việt Nam cũng như trên thế giới phát triển thêm lĩnh vực Nam khoa. Và trong Nam khoa chia rất nhiều mảng: tình dục, ung thư, hỗ trợ sinh sản, lão khoa, nội tiết… Trong đó hiếm muộn nam hay vô sinh nam là một trong những chuyên khoa sâu của nam khoa. Vì sinh sau đẻ muộn nên Nam khoa được thừa hưởng những thành tựu của những lĩnh vực khác. Ví dụ như gần đây chúng ta nghe rất nhiều về micro-TESE. Micro là viết tắt là microscope là kính hiển vi, đó là kỹ thuật vi phẫu. Mà kỹ thuật vi phẫu đã phát triển ở rất nhiều lĩnh vực khác. Dựa trên nền tảng đó, micro-TESE có thể tiến sâu hơn trong ngóc ngách cơ thể của người nam tìm tinh trùng để có kết quả điều trị tốt hơn. Đó là những đột phá thứ nhất trong những năm trở lại đây.
Thứ 2 là về nội tiết, thuốc hỗ trợ được cải tiến nhiều hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt giá rẻ và không tác dụng phụ. Tôi nhớ cách đây khoảng chục năm, bệnh nhân nam điều trị nội tiết thì chi phí gấp mấy lần chi phí điều trị hiếm muộn nữ. Thời điểm đó gần như rất hiếm gặp bệnh nhân đúng với loại bệnh để điều trị đúng loại thuốc, và tìm kiếm thuốc cũng rất khó khăn. Gần đây những loại thuốc đó trở nên rất rẻ, thậm chí một liệu trình điều trị của họ chỉ bằng hoặc ít hơn liệu trình điều trị cho bệnh nhân hiếm muộn nữ. Có những loại thuốc xưa phải tiêm nhưng bây giờ chỉ cần uống hoặc là thoa. Đó là đột phá thứ 2.
Đột phá thứ 3 đó là về di truyền. Ngành di truyền những năm gần đây chúng ta được nghe đến rất nhiều. Trước đây chúng ta chuyển phôi rất nhiều lần thất bại sau đó mới quay lại tìm nguyên nhân thì trong đó có nguyên nhân di truyền. Bây giờ di truyền được xem là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu để sàng lọc chứ không phải đợi đến lúc “mất bò mới lo làm chuồng”.
Bên cạnh đó, việc chuyển phôi thất bại nhiều lần có thể làm gia tăng căng thẳng và áp lực tâm lý lên bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ IVF thành công của một cặp vợ chồng stress sẽ thấp hơn khá nhiều so với cặp vợ chồng thoải mái về tâm lý.
Ngoài ra di truyền còn giúp loại bỏ phôi bất thường, loại trừ những bệnh lý gây hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé, đưa ra định hướng cho bệnh nhân chọn phôi tốt, cũng như hạn chế những sang chấn về tâm lý, gánh nặng cho xã hội và gia đình.
Chăm sóc toàn diện trong điều trị vô sinh
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên – Bác sĩ TT Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Đối tượng bệnh nhân đến với IVFTA-HCM trong giai đoạn hiện tại phần lớn trong tình trạng vô tinh (không có tinh trùng), tình trùng yếu, dị dạng. Thậm chí có những nam giới tinh trùng bình thường nhưng vợ chồng vẫn chưa có tin vui.
Vô sinh nam chia thành nhiều nhóm nguyên nhân nhỏ, về bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh hay nhiễm trùng hệ tiết niệu, sinh dục hoặc các vấn đề liên quan đến xuất tinh (xuất tinh ngược dòng, xuất tinh sớm,…); một số vấn đề về nội tiết (rối loạn cương) từ đó người ta có những rào cản về quan hệ vợ chồng dẫn đến tần suất quan hệ giữa vợ và chồng ngắn lại, cơ hội có thai tự nhiên giảm. Bên cạnh đó những thay đổi về lối sống như ảnh hưởng công việc khiến mình căng thẳng, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm bẩn và các chất kích thích như rượu, bia được tiêu thụ nhiều hơn.
Theo bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ – Bác sĩ TT Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM: “Để nam giới thay đổi nhận thức và chủ động đến khám nam khoa tại trung tâm IVFTA-HCM đó là một nỗ lực lớn của toàn bộ hệ thống BVĐK Tâm Anh. Với khâu thăm khám, chúng tôi làm hết sức đơn giản và nhẹ nhàng, chỉ cần bệnh nhân nam bộc lộ bộ phận sinh dục ra bên ngoài, chúng tôi kiểm tra đánh giá về tinh hoàn,… Để bệnh nhân thực hiện được động tác đó trước đây là một rào cản rất lớn.
Trong vòng 6 tháng đến 1 năm gần đây, BVĐK Tâm Anh có triển khai khám song song cả nam và nữ thì chúng tôi phát hiện ra rất nhiều bệnh lý bằng động tác khám đó thôi. Ví dụ bệnh nhân có một tinh hoàn ẩn, đến 35 – 40 tuổi và đến khám với chúng tôi thì mới phát hiện ra. Hay những bệnh nhân có khối thoát vị bẹn ở vùng đùi rất lớn, nhưng vẫn sống chung mấy chục năm. Để thay đổi được nhận thức đó từ nam giới cũng phải mất một quá trình lâu dài. Đó cũng là rào cản lớn nhất mà nam giới nên có sự thay đổi.
Theo thống kê tại IVFTA-HCM, gần đây bệnh nhân trẻ tuổi đến khám ngày càng nhiều. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Khoa, “Có những người mới 18, 19 tuổi thôi. Tôi mới gặp một ca 18 tuổi, dậy thì muộn. Người mẹ đưa người con trai đến khám ở khoa Nội tiết, phải bổ sung nội tiết, và gia đình đã nghĩ đến việc bảo tồn khả năng sinh sản. Ca thứ hai 19 tuổi, có tổn thương tuyến yên và gia đình cũng nghe những chương trình tư vấn trực tuyến của IVFTA-HCM và bắt đầu quan tâm về vấn đề của bản thân.”
Phải chăng, danh xưng “phái mạnh” vô tình lại trở thành rào cản, làm cho không ít nam giới giấu mình, không dám để người khác biết. Thay vì tìm đến bác sĩ, họ thường đi hỏi những người người thân, nếu không được giải đáp thỏa đáng thì họ mới tìm kiếm trên internet.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh hy vọng với những buổi tư vấn gần gũi với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm sẽ mang đến những góc nhìn mới những quan điểm mới giúp nam giới có thể được chăm sóc tốt hơn, cởi mở hơn và chất lượng hơn.
Sau đây là phần tư vấn của các bác sĩ trong chương trình.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì và có nguy hiểm không? Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con được không?
Võ Thành Nam – Fanpage BVTA
Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ:
Tĩnh mạch thừng tinh là hệ thống tĩnh mạch để dẫn lưu máu từ tinh hoàn, bìu và đi theo ống bẹn để về tuần hoàn chung của cơ thể mình. Những tĩnh mạch này có nhiệm vụ dẫn lưu máu đi về, đảm bảo sự trao đổi chất của cơ quan bên dưới, cụ thể là tinh hoàn, làm cho tinh hoàn có thể trao đổi chất tốt và thực hiện tốt vai trò nội tiết là sản xuất ra hóc môn sinh dục nam, cũng như ngoại tiết là sản xuất ra tinh trùng ở nam giới.
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh khi những tĩnh mạch dẫn máu đi tinh hoàn bị giãn ra dẫn đến máu bị ứ trệ ở tinh hoàn, dẫn đến thiếu oxy. Tinh hoàn của nam giới khi bị ứ máu thì chuyển hóa sẽ bị thay đổi dẫn đến những chất là oxy hóa gây độc cho tinh hoàn và cho tinh trùng, dẫn tới biến chứng tinh hoàn teo dần và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của tinh trùng.
Trong những năm gần đây người ta thấy, giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng đến cả di truyền của tinh trùng, ảnh hưởng lên sợi ADN của tinh trùng. Vì những chất oxy hóa tạo ra gây đứt gãy những sợi ADN.
Nhiều thống kê cho thấy, đối với những bệnh nhân vô sinh nguyên phát (chưa từng có con), có đến 35% đi kèm giãn tĩnh mạch thừng tinh. Và với những bệnh nhận vô sinh thứ phát (đã từng có con), có đến 80% là có co giãn tĩnh mạch thừng tinh. Vì vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý cần phải khám. Động tác khám của bác sĩ nam cũng rất quan trọng để kiểm tra đến chuyện co giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không.
Bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh chia làm 2 nhóm chính:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh lâm sàng: Nhóm bệnh nhân đã có triệu chứng, tức là đã có những cái búi tĩnh mạch hiện rõ ở vùng bìu hoặc bệnh nhân có triệu chứng đau, biến chứng như teo tinh hoàn hoặc rối loạn cương, rối loạn xuất tinh. Những biến chứng này diễn ra âm thầm khiến bệnh nhân đôi khi bỏ qua cơ hội điều trị. Vì vậy, động tác khám của bác sĩ Nam khoa rất quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra về chất lượng tinh trùng để có thể bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân, kiểm tra về nội tiết để có biện pháp can thiệp sớm. Nếu bệnh nhân có tổn thương nặng nề ảnh hưởng tới nội tiết thì bác sĩ sẽ có liệu pháp giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong vấn đề quan hệ vợ chồng
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh dưới lâm sàng: một số bệnh nhân chỉ có giãn tĩnh mạch khi mà mình thực hiện động tác nghiệm pháp Valsalva, có nghĩa là phải tăng áp lực cho vùng bụng bệnh nhân thì mới kiểm tra có giãn tĩnh mạch hay không.
Thưa các bác sĩ, dấu hiệu nào cho thấy nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể tự khám giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không? Tôi bị khó chịu, đau tức vùng bìu kéo dài cảm giác 2 tinh hoàn bị chênh lệch về kích thước mong các bác sĩ tư vấn và vợ chồng tôi cũng đang mong có con hơn 3 năm nay.
Phan Hiếu Nhân (31 tuổi ở Đồng Nai) – fanpage IVF T M ANH
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên:
Đối với tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh thì việc phát hiện cũng vô chừng. Trước đây, ngành Nam khoa chưa phát triển về hiếm muộn nam thì việc tiếp cận nam giới trong các vấn đề bất thường về sinh sản rất hạn chế. Người ta chỉ đến với bác sĩ khi các triệu chứng đã quá nặng nề. Ví dụ khi giãn tĩnh mạch thừng tinh quá nhiều, người bệnh cảm thấy đau và thường xuyên khó chịu vùng bìu. Lúc đó người bệnh mới tìm đến bác sĩ nam khoa.
Sau này, một số người tìm đến Nam khoa chủ động hơn như khám tiền hôn nhân, bác sĩ có thể phát hiện bệnh kể cả khi chưa có triệu chứng.
Các bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh từ giai đoạn rất sớm, khi triệu chứng còn rất nhẹ, nhưng người bình thường khó có thể tự khám và chẩn đoán cho chính mình.
Một số trường hợp tình trạng giãn quá nhiều, như giãn tĩnh mạch chi dưới, thì tĩnh mạch giống như hệ thống ống nước, có chức năng đưa máu dơ từ trong tinh hoàn trở ngược về tim để lọc. Trong quá trình đi từ tinh hoàn ngược về tim, máu đi ngược chiều của trọng lực. Lúc này tĩnh mạch phải có những van, hay những cấu trúc giúp máu chỉ đi một chiều. Vì một lý do nào đó, van bị bất hoạt khiến hệ thống máu ngay tại điểm bị giãn sẽ ngày càng trầm trọng, gây ra hiện tượng búi giun xuất hiện trên các bề mặt của da bìu, kèm theo đó là tình trạng tinh hoàn 1 bên to 1 bên nhỏ.
Anh Hiếu Nhân 31 tuổi, đang ở độ tuổi sinh sản tốt. Vợ chồng anh cũng mong con hơn 3 năm nay, vậy vợ chồng anh đã phải nghĩ đến các việc đi khám về hiếm muộn chưa ạ?
ThS.BS Giang Huỳnh Như:
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, có giao hợp một cách đều đặn từ 2 cho đến 3 lần mỗi tuần, không áp dụng biện pháp tránh thai nào nhưng chưa có con, thì sau 1 năm nên đi khám hiếm muộn.
Do đó trong trường hợp của vợ chồng anh Nhân, tôi khuyên nên đi khám để kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, về các bất thường tinh trùng. Tuy nhiên trong việc điều trị có con thì có 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ lệ điều trị thành công: thứ nhất tuổi của người vợ, và thứ hai là thời gian vô sinh. Nếu như người phụ nữ dưới 29 tuổi, khả năng sinh sản rất tốt, từ 30 tuổi trở lên thì khả năng sinh sản bắt đầu giảm, bắt đầu giảm nhiều sau 35 tuổi và giảm rất mạnh sau 40 tuổi. Trong việc điều trị có con cũng vậy, hiếm muộn 5 năm trở lại thì thường các vấn đề dễ giải quyết. Còn vô sinh lâu năm – thường từ năm thứ 5 trở đi sẽ có nhiều khó khăn hơn. Tôi khuyên trong trường hợp này, có lẽ cả hai vợ chồng anh Nhân nên đi khám sớm.
Vợ tôi năm nay 32 tuổi, còn tôi 34 và hiếm muộn đã 5 năm, đã làm IUI 2 lần, IVF 2 lần được 4 phôi chuyển 2 lần đều thất bại. Vợ tôi có nhân xơ tử cung kích thước là 25×20, tôi không có tinh trùng, chỉ số testosterone là 13 bị thấp, tinh hoàn to đều 2 bên không có dấu hiệu bị hư, sờ thì thấy ống dẫn tinh bên trái hơi hẹp, không sờ thấy ống dẫn tinh bên phải bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tôi có thể có biện pháp chọc vào tinh hoặc lấy phôi tinh hoàn để làm IVF được không, nhờ các bác sĩ tư vấn.
Tạ Đình Long – Fanpage BVĐK Tâm Anh.
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Đầu tiên tôi thấy mừng là bệnh nhân có tinh trùng, còn vấn đề bệnh nhân cảm thấy có ống dẫn tinh hay ko có ống dẫn tinh thì tôi cũng hơi ngạc nhiên. Thông thường thì chỉ những bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm khám thì mới có thể phát hiện, còn những bác sĩ mới thì vẫn còn nhầm lẫn có hay không có ống dẫn tinh.
Nếu như bạn không bị vô tinh bế tắc thì có thể làm thủ tục TESE lấy tinh trùng để phục vụ cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác (IUI, IVF).
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM) đã có nhiều cải tiến trong điều trị hiếm muộn. Ngoài vấn đề tiến bộ về dây chuyền, vi phẫu và những phác đồ điều trị về nội khoa, nội tiết cho bệnh nhân…, thì Lab nam khoa, Lab IVF của IVFTA-HCM còn có những cải tiến như trữ tinh trùng số lượng ít, trữ mô tinh hoàn…
Khi các bác sĩ Nam khoa & Nội khoa thực hiện vi phẫu, chúng tôi có thể trữ được 2 đến 3 mẫu, mỗi mẫu như vậy tương đương với 1 chu kỳ IVF ICSI (10 đến 15 noãn/chu kỳ), cho nên các bệnh nhân sẽ chỉ phải mổ một lần. Giải pháp này giải quyết rất nhiều vấn đề về chi phí và thời gian của bệnh nhân và giảm cả số lần mổ.
Phẫu thuật nghĩa là đụng đến chỗ nhạy cảm của nam giới nên càng căng thẳng gấp bội. Chưa kể người chồng cũng phải dành thời gian để chăm sóc vợ, cho nên chúng tôi luôn cố gắng, quyết tâm cải tiến để quy trình tinh gọn nhất, bệnh nhân giảm số lần phẫu thuật và tăng hiệu quả cao nhất.
Theo thống kê từ IVFTA-HCM, với tỷ lệ IVF thành công hiện tại theo tỷ lệ cộng dồn, nếu sử dụng 1 mẫu thì xác suất bệnh nhân có thai là 60-70%, sử dụng 2 mẫu thì xác suất có thai cộng dồn là 85%. Cho nên thường thường chúng tôi lấy điểm cắt là 2 mẫu. Có những bệnh nhân kỷ lục làm đến 10 mẫu, nhưng sử dụng chỉ 1 mẫu đã thành công. Còn dư đến 9 mẫu, bệnh nhân đến xin bác sĩ hủy, thì chúng tôi khuyên nên bình tĩnh trữ lại 2 mẫu và hủy 7 mẫu còn lại.
Chúng ta phải hết sức cẩn trọng, vì mẫu không phải là lá mít, và chúng ta cũng không thể bỏ vào tủ lạnh rồi lấy ra bỏ một cách dễ dàng, vì mẫu đó tốn rất nhiều công sức của các bộ phận kỹ thuật, và đó là nguồn vàng chúng ta nên bảo tồn.
ThS.BS Giang Huỳnh Như chia sẻ thêm:
Trong trường hợp của bạn, đã bơm tinh trùng 2 lần và làm thụ tinh ống nghiệm 2 lần chưa thành công. Trong 2 lần làm thụ tinh ống nghiệm, bạn đã có tinh trùng rồi, thì vấn đề còn lại đang nằm ở người vợ. Tôi thấy thông tin có ghi nhận là chị có nhân xơ tử cung 25×20, thì có 2 vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất là kích thước của nhân xơ và thứ hai là vị trí của nhân xơ.
Nếu như nhân xơ 2-3cm nằm trong lòng tử cung, được gọi là nhân xơ tử cung dưới niêm mạc, bắt buộc mình sẽ phải giải quyết phẫu thuật. Còn nếu nhân xơ đơn thuần chỉ nằm trong cơ tử cung dưới thanh mạc xa thật xa nội mạc tử cung thì không sao cả, giống như trên mặt mình có cái mụn ruồi, thì không ảnh hưởng gì cả.
Về phần Nam khoa, bạn đã có tinh trùng. Về phía hiếm muộn nữ, cần phải xem kết quả tạo phôi và người vợ ngoài có nhân xơ tử cung thì có bệnh lý gì kèm hay không.
Do đó tôi nghĩ, trường hợp này anh chị nên đi khám và cầm theo toàn bộ xét nghiệm cũ, hồ sơ cũ để bác sĩ xem lại và có can thiệp hiệu quả nhất.
Hiện tại có những phương pháp nào để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh thưa bác sĩ? Em năm nay 26 tuổi, bị chẩn đoán giãn nhẹ thừng tinh bên trái, bìu thấy xệ rõ rệt, thỉnh thoảng thấy khó chịu. Còn bà xã em IUI hai lần nhưng thất bại. Bác sĩ chỉ định vi phẫu tìm tinh trùng làm IVF. Nếu bây giờ vợ chồng em làm IVF luôn thì có phải mổ không? Ngoài vi phẫu thì còn cách nào để chữa đỡ đau đớn hơn không?
Bá Kiệt – Fanpage của báo Thanh Niên
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Đầu tiên tôi rất chia sẻ những trăn trở của bạn, tôi thấy bạn rất kỹ tính và quan sát rất rõ để nhận thấy tình trạng bìu bị xệ. Vì tôi cũng hay làm nghiên cứu thì tôi thấy đa số nam giới chúng ta ít quan sát đến chi tiết như vậy.
Quay trở lại câu chuyện giãn tĩnh mạch thừng tinh điều trị như thế nào, hiện tại cộng đồng mạng và rất nhiều diễn đàn khoa học quốc tế cũng như tại Việt Nam có những góc nhìn khác nhau về việc điều trị. Có bác sĩ cho rằng nên điều trị bằng phẫu thuật, có bác sĩ thấy điều trị nội khoa là tốt nhất. Tôi may mắn có một thời gian làm bác sĩ hiếm muộn nữ, nên tôi hiểu được điểm mạnh điểm yếu của hiếm muộn nữ, cũng như bên phía hiếm muộn nam có những điểm mạnh và hạn chế gì. Hôm nay tôi hy vọng chúng ta có thể giải quyết câu hỏi này.
Về cơ chế của giãn tĩnh mạch thừng tinh, như bác sĩ Vỹ có chia sẻ ở đầu chương trình, bản chất giãn tĩnh mạch thừng tinh là tĩnh mạch bị giãn. Có 2 thành mạch của tĩnh mạch được kiểm soát bằng van. Khi van bình thường, dòng máu sẽ di chuyển một chiều. Nhưng do tĩnh mạch giãn ra, van sẽ bị hở, máu lưu chuyển không được tốt, gây ứ trệ, thay đổi nhiệt độ của bìu, làm môi trường sinh tinh bị nhiễm độc với những độc chất. Để giải quyết tình trạng này, chúng ta không thể nào uống thuốc để nó thu lại được
Có người nghĩ tới giải pháp cắt tĩnh mạch bị giãn đi, có người thì nghĩ nên bịt cái nút đó lại… Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã liệt kê rất nhiều phương pháp, có nghiên cứu và thống kê đàng hoàng.
Xếp đầu bảng là phương pháp phẫu thuật để cột tĩnh mạch bị giãn và chừa lại những tĩnh mạch còn chức năng, nghĩa là nó không bị giãn và vẫn lưu chuyển máu bình thường. Tác giả nghiên cứu đó đã thống kê rất chi tiết về khả năng tái phát là bao nhiêu, vị trí mổ ở đâu… Cho nên, câu trả lời trên y văn hiện tại đang lựa chọn mổ bằng vi phẫu.
Trước đây, người ta mổ bằng kính lúp, hoặc bằng mắt thường. Có những tĩnh mạch giãn rộng, khá to – có thể to bằng ống hút hoặc nhỏ hơn bằng van xe đạp nên dễ quan sát. Tuy nhiên, có những mạch máu bị giãn đã mất chức năng nhưng mắt thường không nhìn được, hoặc do kế cận có những mạch máu khác đặc biệt là động mạch nuôi tinh hoàn. Nếu trong quá trình phẫu thuật, chúng ta phạm phải có thể làm cho tinh hoàn bị teo.
Tôi cũng may mắn được mổ với sự hỗ trợ của rất nhiều loại kính, từ cái kính từ thời ở Đức sinh năm 1981 bằng tuổi cô Như, cho đến cái kính rẻ tiền, rồi kính lúp… có rất nhiều hạn chế: góc nhìn bị hạn hẹp, và khi muốn di chuyển đến vị trí khác thì bác sĩ cũng phải di chuyển, gây mất tập trung, mất thời gian vàng của bệnh nhân trong lúc được gây mê
Trong cuộc đời làm bác sĩ của tôi, cái kính xịn nhất hiện nay là kính của BVĐK Tâm Anh đầu tư. Hệ thống kính hiển vi vi phẫu của BVĐK Tâm Anh có độ phóng đại 30 lần, trường quan sát rộng, hình ảnh rõ nét… Bác sĩ thực hiện vi phẫu chỉ nhìn qua kính và thao tác trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn. Ở rìa cái kính xịn không bị bẻ cong, không bị lóa và rất nhiều tính năng đặc biệt, có thể giúp bác sĩ phẫu thuật “vét tinh trùng” tận gốc.
Tôi rất may mắn khi được làm việc tại một bệnh viện chịu đầu tư một thiết bị kính vi phẫu lên tới 7 tỷ, để chúng tôi có thể mổ một cách thoải mái và thời gian mổ được rút ngắn một cách ngoạn mục.
Trung bình một ca mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh thì khoảng bao lâu thưa bác sĩ?
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Trung bình đâu đó khoảng 60 – 90 phút, tùy kỹ năng, kinh nghiệm và tùy độ khó. Tuy nhiên thời gian sẽ rút lại rất nhiều nếu chúng ta có hệ thống kính vi phẫu hiện đại. Ngoài ra, giống như một đội bóng, sự phối hợp nhuần nhuyễn của ekip không chỉ giúp rút ngắn thời gian mà khâu hậu phẫu, hồi phục của bệnh nhân sẽ rất tốt.
Quay lại phẫu thuật, theo như anh Bá Kiệt mô tả bìu hơi xệ thực ra chưa chính xác. Có thể vào thời điểm quan sát, thời tiết lạnh sẽ khiến bìu co lại, nóng thì giãn ra, đó là cơ chế phòng vệ rất tự nhiên, không phải triệu chứng bệnh.
Khi chúng tôi mổ có 3 chỉ định:
Thứ nhất là bệnh nhân bị đau, như bị ứ trệ, thiếu oxy, tăng CO2, nhiễm độc môi trường ở đó, cảm giác giống như chơi trò chơi cột cọng thun ở ngón tay, khi thả ra, chúng ta thấy tê rần.
Chỉ định thứ hai là bị teo tinh hoàn, nghĩa là bệnh nhân có thể tự thăm khám bằng cách lần sờ “hòn bi”, nếu thấy bên to bên nhỏ, nhỏ hơn bên kia hơn 2/3, nghĩa là tinh hoàn đã teo.
Chỉ định thứ ba là tinh dịch đồ bị biến động mạnh. Ví dụ trước đây có khoảng 40 triệu con tinh trùng, bây giờ giảm xuống còn 5 triệu-10 triệu – tức dưới chuẩn có thể có con tự nhiên. Thông thường chúng tôi có một công thức tính: lấy tổng số tinh trùng của một lần xuất tinh nhân với tỷ lệ di động tiến tới. Ví dụ bệnh nhân có 10%, mỗi lần xuất tinh 100 triệu, chúng ta ra được được 10 triệu, 10 triệu đó tạm gọi là một điểm trắc, tạm gọi chúng ta nói là trong ngưỡng chấp nhận được. Chúng ta nhân ra chỉ có 1 triệu hoặc mấy trăm nghìn con tinh trùng thôi thì đó là tình trạng báo động.
Hiện tại, thống kê tất cả cơ chế của giãn tĩnh mạch thừng tinh, khi những bệnh nhân này được mổ, không phải tất cả đều hồi phục. Kinh nghiệm cá nhân của tôi đúc kết thì chỉ có khoảng 60-70% trường hợp có hồi phục, và 30-40% trường hợp còn lại không thể hồi phục. Trong 60-70% trường hợp hồi phục đó, một thời gian sau trở lại bình thường, một số thì chỉ cải thiện ở một vài chỉ số, như mật độ và tổng số thôi, còn yếu tố di động cải thiện không nhiều.
Có những trường hợp cải thiện ngoạn mục, giúp bệnh nhân trở lại như bình thường. Tôi từng tiếp nhận một bệnh nhân trẻ tuổi, trước khi mổ chỉ có 1-2 triệu tinh trùng, sau đó hồi phục lại gần như bình thường. Cậu ấy từng làm nông, thường phải làm công việc phun thuốc hóa chất. Tôi khuyên cậu ấy không nên làm việc đó nữa vì hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Hiện tại cậu ấy có ba người con.
Hiện nay chúng ta đang nhầm lẫn chuyện cứ giải quyết bệnh lý là suy ra sẽ có con. Khi tư vấn cho bệnh nhân, tôi thường tách bạch rõ thành hai vấn đề: vấn đề thứ nhất là có con, vấn đề thứ hai là nam khoa. Chúng tôi nhấn mạch rất rõ là chuyện có con là chuyện ở thời điểm này – anh chị đang có nhu cầu có con, thì còn 50% phụ thuộc vào người nữ, cần có sự trợ giúp của bác sĩ hiếm muộn nữ. Còn vấn đề phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là vấn đề căn nguyên có thể có, ngoài giúp gián tiếp có con, còn bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai của người nam đó rất tốt, và cả chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục. Chúng tôi sẽ nêu rõ vấn đề để bệnh nhân lựa chọn. Những bệnh nhân mà người vợ lớn tuổi rồi, tinh trùng có vài triệu con muốn mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, chúng ta có thể đơn giản bằng cách gửi tinh trùng cho bác sĩ Như để làm thụ tinh ống nghiệm có con. Chúng ta nên tiếp cận theo hướng vấn đề chính của bệnh nhân, nhu cầu của bệnh nhân là gì, thời điểm này muốn có con hay bảo tồn khả năng sinh sản?
Thông thường tôi thấy mối quan tâm của bệnh nhân hiếm muộn đang bị lệch pha. Họ quá lo về chuyện có con mà quên mất vấn đề sức khỏe sinh sản trong tương lai, đến lúc muốn làm lần 2, lần 3, và một số trường hợp đi thêm bước nữa nhưng lại không có tinh trùng dù trước đây có con rồi. Thậm chí có những bệnh nhân không quá lo về vấn đề kinh phí, họ muốn vừa giải quyết chuyện có con vừa bảo tồn khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống vợ chồng, thì chúng tôi trữ tinh trùng gửi cho bác sĩ Như tạo phôi, sau đó phẫu thuật giải quyết 2 trong 1 luôn.
Ví dụ như những cặp bệnh nhân còn trẻ và chưa có đủ kinh phí thì chúng tôi cân nhắc tiên lượng mức độ thành công cao hay thấp. Nếu bệnh nhân cần mổ thì chúng tôi sẽ trữ tinh trùng để phòng trường hợp thất bại. Đó là những góp ý mà tôi muốn các bệnh nhân có góc nhìn đa chuyền hơn giữa nam nữ, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, chúng tôi sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau.
ThS.BS Giang Huỳnh Như hỏi thêm: Tôi muốn hỏi bác sĩ Khoa với tư cách là một bệnh nhân. Có nên mổ hay không vì bơm tinh trùng hai lần không được thì yêu cầu mổ. Nếu bệnh nhân mổ thì bao lâu sau bệnh nhân nên kiểm tra lại chất lượng tinh trùng để biết rằng bệnh nhân này đang trong tỷ lệ 60% cải thiện hay trong số 40% không được?
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên theo dõi lại 3 tháng 1 lần vì chu kỳ sinh tinh của một người nam là từ 75 ngày đến 90 ngày. Theo tài liệu y văn thì chu kỳ có thể lên đến 6 tháng, nhưng theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì 9 tháng đến 12 tháng là tối đa, có nhiều nơi có kết quả muộn quá là 2 năm. Đối với tôi vấn đề này không quan trọng mấy. Để giải quyết vấn để của bệnh nhân ở trên, tôi ưu tiên hỏi bệnh nhân về điều kiện kinh tế như thế nào và mong muốn trước mắt là muốn có con hay bảo tồn khả năng sinh sản, tuổi của người vệ như thế nào… Từ những thông tin đó tôi sẽ chọn ra được giải pháp thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Vợ chồng em đi khám ở bệnh viện TP.HCM, bác sĩ nói phải xin tinh trùng. Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh (ngừng sinh tinh ở mức tinh tử tròn, không có tinh trùng) là gì? Có chữa được hay không và bằng cách nào ạ? Vợ chồng em rất muốn sinh con từ tinh trùng của chồng.
Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ:
Đối với những trường hợp này, chúng tôi sẽ kiểm tra lại một lần nữa gồm: thăm khám lâm sàng, kiểm tra kích thước tinh hoàn, kiểm tra nồng độ nội tiết, bệnh di truyền của nam giới như mất đoạn nhiễm sắc thể Y, hội chứng Klinefelter… Đối với bệnh nhân không bị mắc các bệnh di truyền dẫn đến vô sinh thì có thể làm phẫu thuật tìm tinh trùng rất nhanh. Tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh, đã có rất nhiều trường hợp như bệnh nhân trên và đã điều trị thành công, tạo được phôi tốt và chuyển phôi. Nếu bệnh nhân trên vượt qua được bài kiểm tra về bệnh di truyền thì sẽ có khả năng thành công cao hơn.
Chúng ta có thể hiểu là trong tinh hoàn người nam giống như một bãi cỏ, đối với bệnh nhân ngừng sinh tinh thì chỉ có vài ngọn cỏ, tức là khả năng sinh tinh còn lại rất thấp. Trường hợp này bác sĩ sẽ thực hiện vi phẫu thuật tinh hoàn (micro-TESE), dùng kính hiển vi để tìm những điểm sinh tinh còn sót lại và có phương pháp can thiệp điều trị phù hợp.
Hy vọng trong thời gian sắp tới, vợ chồng anh chị có thể sắp xếp thời gian đến thăm khám ở Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được khám và tư vấn sâu hơn để tìm ra được phương pháp phù hợp. Khi đến khám thì các anh chị nên mang theo hồ sơ cũ để chúng tôi có thể tư vấn rõ ràng, đồng thời có thể cân nhắc tận dụng các kết quả xét nghiệm cũ còn dùng được, giúp giảm chi phí cho anh chị.
Em có thai tự nhiên 2 lần nhưng cứ 8 đến 10 tuần là thai bị lưu. Em đi xét nghiệm thì bị gãy đoạn ADN tinh trùng, giãn tĩnh mạch thừng tinh nên khó có con. Bác sĩ bảo chồng em nên mổ nhưng không mổ ở bệnh viện mà ở trung tâm ngoài, như vậy có an toàn không? Chồng em có cần làm thêm xét nghiệm gì không? Chúng em cần chuẩn bị những gì ạ?
Quỳnh Ngân – báo điện tử VnExpress
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên:
Trong 3 tháng đầu phát triển, thai nhi bị ảnh hưởng lớn từ yếu tố di truyền. Nếu phôi mắc các yếu tố di truyền không tốt về ADN thì khó có thể giữ được thai. Đối với việc tinh trùng có vấn đề về AND thì không thể quyết định được việc người vợ có thể có thai hay không, và với trường hợp người đàn ông có tinh trùng bị gãy ADN thì chưa cần thiết phải can thiệp phẫu thuật. Ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có rất nhiều thiết bị có thể hỗ trợ vợ chồng mà không cần sử dụng phương pháp mổ. Chúng tôi sẽ sử dụng các thiết bị máy móc để kiểm tra chất lượng tinh và chọn ra tinh trùng khỏe mạnh để thực hiện thụ tinh. Từ đây tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Tôi hy vọng anh chị có thể vượt qua được rào cản tâm lý để điều trị tốt và sớm có tin vui.
ThS.BS Giang Huỳnh Như chia sẻ thêm:
Đối với phụ nữ sảy thai liên tục thì phải làm xét nghiệm trước khi quyết định làm IVF hoặc IUI. Cần làm xét nghiệm về các yếu tố bệnh di truyền xem có tác động gì đến việc tiếp nhận tinh trùng cũng như nuôi dưỡng thai hay không. Tiếp đến là kiểm tra tử cung, vòi trứng, noãn và phôi của người phụ nữ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Sau đó chúng ta mới quyết định chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ống nghiệp phù hợp.
Em bị tinh hoàn ẩn bên phải, đã mổ hạ tinh hoàn. Bên trái đã mổ nối giãn mạch thừng tinh cách 3 cách, tinh dịch đồ kết quả vô tinh. Nhờ bác sĩ tư vấn tiếp theo và phương pháp micro-TESE. Cảm ơn bác sĩ
Trần Trọng – Fanpage BVTA
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Xin chào bạn, bạn cũng là một trong những trường hợp mà chúng tôi thường gặp tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Bạn có một bệnh cảnh mà tôi hay nói với bệnh nhân là chúng ta không may có hai cái tròng treo vào cổ: thứ nhất là tinh hoàn ẩn, thứ hai là giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Về vấn đề tinh hoàn ẩn, tôi không rõ bạn được mổ vào thời điểm nào vì thời điểm mổ cực kỳ quan trọng, đặc biệt là những năm tháng đầu đời của một bé trai. Trước đây, với hiểu biết của y học, người ta thấy rằng nên mổ trước khi dậy thì. Tuy nhiên, gần đây theo nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng như những tài liệu y văn trên thế giới, trước đây chúng ta cứ quan niệm bị tinh hoàn ẩn là nên mổ trước dậy thì, tại vì dậy thì là cột mốc quan trọng để tế bào sinh tinh biệt hóa thành những tế bào có khả năng sinh ra tinh trùng trưởng thành và khỏe mạnh để thụ thai.
Mới đây chúng tôi mới gặp một trường hợp, anh này hai mươi mấy tuổi. Sau khi mổ tinh hoàn ẩn, rất ngạc nhiên là anh có tinh trùng trở lại. Bài báo này chúng tôi có đăng trên một tạp chí chuyên ngành của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Và khi trình bày trường hợp này, chúng tôi cũng xem lại tài liệu y văn có vài ca trên thế giới gặp hiện tượng ít gặp, nhưng tôi nghĩ không phải ít gặp vì trước giờ chúng ta hay có định kiến, suy nghĩ là anh không còn hy vọng nữa và chúng ta quên đi vấn đề đó. Tôi nghĩ rằng đây là một tin vui cho anh, chúng ta vẫn còn hy vọng.
Vấn đề thứ hai là giãn tĩnh mạch thừng tinh, chỉ định mổ rất là rõ rồi nhưng tôi rất là mong anh có thể đến đây để chúng tôi khám lại. Rất nhiều thông tin chúng tôi cần biết, thậm chí là vấn đề tiền sử, như trước đây anh có bệnh lý quai bị hay không, rồi những bệnh lý kèm theo hay không… sẽ giúp chúng tôi bộc lộ bộ phận sinh dục ra. Tại vì có rất nhiều trường hợp oái năm, ví dụ như một trường hợp đơn giản như bị viêm da, ông trời đưa bộ phận sinh dục nam ra bên ngoài áp lực là nhiệt độ phải thấp hơn thân nhiệt, da bìu đặc biệt nhạy cảm và nó rất đặc biệt, không như da của người, nó giúp thoát nhiệt và điều chỉnh thân nhiệt. Với những bệnh nhân viêm da, da dày, sần như vậy thì làm sao có thể sinh tinh tốt được. Rất nhiều thông tin chúng ta chỉ cần mở ra khám.
Ở những trung tâm sinh sản không có đơn vị Nam khoa hỗ trợ thì bác sĩ nữ không thể nào khám những vấn đề đó được. Rất nhiều thông tin chúng tôi cần biết về tinh hoàn, nội tiết của anh như thế nào thì chúng tôi sẽ có tiên lượng và lộ trình cho anh rất rõ ràng, chi phí ra sao, tỷ lệ thành công như thế nào, phối hợp với bên nữ ra sao.
Ở những câu hỏi này, chúng ta thấy các anh chỉ hỏi vấn đề các anh rồi có con hay không, trong khi chuyện có con là của cả nam và nữ cùng rất nhiều thông tin xung quanh.
Cánh đàn ông hay nói với nhau đừng mặc quần bó sát vì sẽ khiến sau này khó có con. Đó có phải là thông tin chính xác hay không hay chỉ là lời hù dọa nhau thôi thưa bác sĩ?
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Lúc mới bước vào nghề, tôi cũng có trăn trở như anh. Tôi đọc rất nhiều tài liệu, người ta làm rất nhiều nghiên cứu thú vị, thậm chí trên cả vận động viên đạp xe đạp, tắm bồn hoặc những nghề nghiệp đặc biệt như đầu bếp, thợ rèn… thì những thông tin thu thập được đều hướng theo khía cạnh anh đang suy nghĩ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, và những bằng chứng đưa ra chưa đủ mạnh mẽ như chúng ta tranh luận. Chúng ta thấy rất rõ là hút thuốc lá có hại, nhưng không thể làm thí nghiệm ông này phà hơi nóng vào đây, ông kia thì không… để đánh giá tình trạng tinh trùng vì đó là việc làm phi đạo đức. Cho nên người ta chỉ quan sát và hỏi lại rằng trước đây anh có như vậy hay không.
Tuy nhiên, nó có những thông tin rất rõ như những người làm nghề phải tiếp xúc với môi trường quá nóng như đầu bếp, thợ rèn… rõ ràng là có ảnh hưởng. Tôi thấy có những thí nghiệm rất buồn cười, ví dụ như thí nghiệm mặc quần lót nào là quần lót lọt khe, nó dài hay ngắn rồi đủ thứ kiểu, rồi dày hay mỏng, rồi chất liệu cotton hay nilong… Tuy nhiên, những vấn đề tế nhị đó cũng như những rào cản về khảo sát nên những thông tin đó chỉ ở mức quan sát, chưa có khẳng định. Nhưng chúng ta cũng thấy mức độ ở những người làm trong môi trường biến nhiệt cao như đầu bếp, thợ rèn thì độ giảm rất sâu, chắc có lẽ nó sẽ có mối tương quan nào đó.
Xin bác sĩ tư vấn sâu hơn về AZF C mất vi đoạn SY1291 ạ!
Lăng Thủy – Fanpage BVTA
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên:
Thật sự khi tôi nhận câu hỏi của bạn, tôi nghĩ bạn là một người khá am hiểu về khoa học. Tại vì có thể bạn là một người chuyên về ngành Y, hoặc bạn là nhóm bệnh nhân vô tình mắc phải bất thường về nhóm AZF và bạn có đi tìm hiểu. Tuy nhiên, để đào sâu đến những bất thường nằm trên nhóm AZF C như bạn nói thì có câu chuyện là…
Lúc nãy như bác sĩ Vỹ có chia sẻ, trên NST Y của nam giới sẽ có một đoạn quy định sản sinh ra tinh trùng. Trên đoạn AZF này có 3 đoạn, cụ thể là A, B và C. Cụ thể trên từng nhánh A, B và C sẽ có những điểm nhánh gen nhỏ hơn nữa. Mỗi đặc tính của điểm gen này sẽ quy định ra chức năng hoặc công dụng trong khả năng sinh tinh.
Trong xét nghiệm AZF mình có 2 gói, một là AZF cơ bản và hai là AZF mở rộng. Tùy vào gói mình chỉ định cho bệnh nhân sẽ có công dụng khác nhau. Ví dụ như đoạn gen bạn vừa mới hỏi nằm trong đoạn AZF cơ bản. Do đó, việc mình tầm soát này sẽ chỉ mang tính chất đơn thuần một điểm trên AZF C mà thôi.
Như vậy AZF nằm trên NST Y. Nếu như bị mất đoạn thì chúng ta có thể lọc để lấy tinh trùng mang NST X của người đàn ông được không ạ?
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên:
Thật sự câu chuyện liên quan NST X và Y khá nhạy cảm vì nó liên quan đến câu chuyện lựa chọn giới tính. Nếu những vấn đề bất thường đặc thù chỉ gắn NST Y làm cho đứa bé sinh ra sẽ mang những đặc điểm di truyền ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lâu dài thì chúng tôi mới sử dụng những thông tin đó để lọc cho bệnh nhân, chỉ chọn những phôi mang NST giới tính X mà thôi, có nghĩa là phôi mang hình thái của một người nữ.
Còn đối với những trường hợp như bạn thì nó chưa là chỉ định hoàn toàn 100% bắt buộc mình phải chọn ra NST Y và X, trong quá trình tạo phôi mình chỉ chọn NST X mà không chọn NST Y.
Tôi là nam, năm nay 47 tuổi, tinh dịch loãng, vô tinh thì có cơ hội có con không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.
Quy Pham – Youtube BVTA
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên:
Thật ra câu chuyện của anh không phải hiếm gặp đối với trung tâm chúng tôi. Mong đợi có con không chỉ ở những bệnh nhân trẻ tuổi, mà ở những anh chị lớn tuổi cũng có mong đợi đó. Trong hoàn cảnh của anh, vấn đề vô tinh được chia làm nhiều nhóm. Có nhiều nguyên nhân gây vô tinh, có thể trước tinh hoàn, tại tinh hoàn và sau tinh hoàn.
Tôi hay nói vui với bệnh nhân của tôi, mình cứ hình dung tinh hoàn như nhà máy sản xuất. Nhà máy muốn sản xuất được thì phải có nơi cung cấp nguyên vật liệu cho nó sản xuất là nơi xuất phát trước tinh hoàn. Nếu như những nơi cung cấp nguyên vật liệu không cung cấp được nguyên liệu nhà máy cần thì chắc chắn nhà máy không sản xuất được tinh trùng.
Trường hợp thứ hai, nếu như có những bất thường ngay tại nhà máy, khả năng nhà máy hoạt động không còn tốt nữa, hoặc là bộ máy đã hoạt động máy chục năm rồi sẽ suy thoái, không còn bảo trì sẽ không còn tốt, việc sản sinh tinh trùng sẽ bị khó khăn.
Nếu như mọi thứ cung ứng tốt, nhà máy sản xuất tốt mà thị trường đầu ra không có tiêu thụ hay có vật chắn ở đầu ra, ví dụ như tôi ghét anh này, anh kia nên tôi không muốn dùng sản phẩm của anh đó nên tôi chặn đường đi của anh đó luôn. Nên là việc sản sinh tinh trùng tại tinh hoàn không được đưa ra ngoài thì mẫu tinh dịch cũng sẽ là vô tinh.
Bởi vậy, trong một câu hỏi hơi bao quát, như trường hợp của anh thì điều đầu tiên là tôi mong anh đến gặp tôi sớm, để buổi trò chuyện đó ngoài việc thăm khám ban đầu để tôi phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục. Lúc đó, tôi sẽ tìm ra nhóm nguyên nhân cơ bản để tôi định hướng là trường hợp này mình có thể làm gì khác để giúp anh có con hay không.
Tôi bị vô tinh do 47XXY đã mổ micro-TESE không có tinh trùng. Cho tôi hỏi có cách khác không, và xin tinh trùng trong ngân hàng bệnh viện thì có được không ạ?
Bé Bắp – Fanpage IVFTA
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên:
Thật sự tôi rất hứng thú với câu chuyện di truyền. Trước khi tôi về công tác tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, tôi có một bệnh nhân nước ngoài bị mắc hội chứng Klinefelter. Khi đó tôi mới hành nghề, kiến thức về Nam khoa còn hạn chế, nhưng cũng chính nhờ bệnh nhân đó mà thôi thúc tôi đi tìm hiểu sâu hơn Klinefelter là cái gì và trong Klinefelter có bao nhiêu thể và những thể nào có thể giúp được bệnh nhân và có những thể nào mình phải từ chối bệnh nhân ngay từ đầu.
Trên nhóm bệnh nhân mắc Klinefelter bất thường xuất hiện từ khi người đó mới sinh ra tới khi người đó dậy thì và trường thành, tất cả hệ thống trong cơ thể người này ở trong trạng thái bất lợi trong quá trình sinh sản. Tôi nói chung chung vì có quá nhiều thể xung quanh câu chuyện sinh sản của người này. Với tình trạng bệnh nhân mắc Klinefelter hoàn toàn thì cấu trúc về giải phẫu, chức năng của ống sinh tinh và khả năng sản sinh tinh trùng tại tinh hoàn hầu như rất khó khăn, còn những người ở thể khảm như ca bác sĩ Như chia sẻ đầu chương trình thì người ta vẫn có những cơ hội để có thể có con từ tinh trùng chính chủ.
ThS.BS Lê Đăng Khoa chia sẻ thêm:
Tôi xin bổ sung phần bác sĩ Nguyên 1 chút, ngay đầu chương trình tôi có nói về đột phá di truyền vô sinh nam nó được thể hiện ở câu chuyện này rất rõ. Câu chuyện mà tôi và bác sĩ Như đã trải nghiệm là câu chuyện bệnh nhân Klinefelter 47xxy. Nói một cách đơn giản là nó có 2 thể thể nặng và thể nhẹ. Trước đây với sự hiểu biết và công nghệ còn hạn chế, những trường hợp đó với ngôn ngữ giới trẻ hay nói là “bó tay”. Thông thường những bác sĩ thế hệ trước và chúng tôi hay khuyên bệnh nhân nên đi xin tinh trùng luôn.
Trong vài năm gần đây, với sự phát triển của y học phân tử – cụ thể là di truyền học, chúng ta hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này. Chúng ta tiếp cận với tài liệu nước ngoài nhiều hơn và nhận ra cả một bầu trời kiến thức cũng như cơ hội lớn cho những bệnh nhân này, giúp chất lượng cuộc sống của họ không bị lãng quên. Sức khỏe sinh sản, cơ hội những thể khảm hay gọi là thể rất nhẹ như trường hợp bác sĩ Như nói, nôm na là trong cơ thể có 100 tế bào thì người đó chỉ có 1-2 tế bào bất thường, còn lại là bình thường hết. Biểu hiện bên ngoài của họ không giống những trường hợp nặng – một người bị Klinefelter cao lòng nhòng, chân tay khẳng khiu, tinh hoàn, dương vật nhỏ như cậu em chưa dậy thì.
Những trường hợp nhẹ thì nhiều khi không có biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ, thì họ vẫn có tinh trùng. Nhưng do quá sợ hãi về bệnh này, người bệnh chưa hiểu biết hay chưa được tiếp cận với nhiều chương trình về chăm sóc sức khỏe, những hướng dẫn rõ ràng như ở những nước phát triển (ví dụ nước Úc). Khi có biểu hiện suy sinh dục như ông lão 60,70 không còn sinh khí, cơ bắp… thì vẫn có những công cụ lấy được tinh trùng và chọn lựa những tinh trùng tốt, sau đó chúng ta tạo thành phôi, sàng lọc phôi, tìm kiếm những phôi tốt để tạo em bé khỏe mạnh vì chúng ta né được những giao tử bất thường.
Rồi chúng tôi còn chăm lo “hậu mãi”. Nghĩa là sau khi có con, chúng tôi sẽ chuyển bệnh nhân đến chuyên gia Nam khoa hoặc Nội tiết. Qúy vị an tâm vì hiện nay tôi nhận thấy có một đột phá về nhận thức: người dân, bác sĩ các chuyên ngành khác bắt đầu biết về chúng tôi. Nhiều bác sĩ Nội tiết, bác sĩ Niệu khoa gửi bệnh nhân về trung tâm chúng tôi làm thụ tinh ống nghiệm – điều mà 5-7 năm trước đây không hề có vì họ quan niệm cố gắng điều trị đến khi bệnh nhân có con tự nhiên. Điều trị mãi không thành công thì bệnh nhân tự bỏ đi tìm đến bác sĩ hiếm muộn điều trị.
Vợ chồng tôi mong con 7 năm. Tôi bị giãn tĩnh mạch tinh, trước khi mổ tinh dịch đồ rất tệ. Sau khi mổ 3 tháng tôi đi xét nghiệm lại thì chỉ số đều tốt trừ hình dạng 60% tinh trùng đầu có nhiều không bào. Hiện tại tôi cần làm gì tiếp theo? Trường hợp này vợ chồng tôi có cơ hội có con không?
Khanh Nguyễn – TT Tiết niệu – Thận học
ThS.BS Lê Đăng Khoa:
Mỗi lần tôi đám cưới thì tôi hay đùa với các đồng nghiệp của tôi trong một bàn toàn quý ông là trong đây có 1-2 ông bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Vì theo thống kê trong dân số chung, nhiều người bị giãn tĩnh mạch thừng lắm nhưng có đủ chỉ định hay không thôi.
Thông thường, trường hợp của anh tôi sẽ dựa trên các yếu tố: anh đã vô sinh 7 năm rồi và đang bức bối chuyện có con, anh đang có tinh trùng và “dư chuẩn” để tạo phôi vì bác Như chỉ cần 10-15 con đã có thể tạo phôi cho vợ anh rồi.
Truepower giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường khả năng sinh lý nam giới & hạn chế quá trình mãn dục sớm. Dùng cho nam giới trưởng thành có biểu hiện: Suy giảm khả năng sinh lý, bị đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần do thận yếu
Comments are closed.