Những cánh tay nối dài của bác sĩ
Ở Hệ thống BVĐK Tâm Anh, điều dưỡng viên không ngừng học tập các phương pháp khám chữa bệnh công nghệ cao để trở thành cánh tay nối dài của bác sĩ.
Không ở tâm thế “phụ việc”
6h sáng 10/5, phòng mổ BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhận lệnh chuẩn bị phẫu thuật ung thư góc gan cho bệnh nhân nữ 89 tuổi. Ca mổ này sử dụng dụng cụ nội soi đa khớp nối – robot cầm tay cơ học phối hợp với hệ thống phẫu thuật 3D/4K, với chi phí gần như tương đương với mổ bằng dụng cụ nội soi thông thường nhưng hiệu quả cao. Dự kiến ca đại phẫu kéo dài 4 tiếng.
Êkíp phẫu thuật gồm 5 bác sĩ sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trong đó TS.BS Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa làm phẫu thuật viên chính. Những điều dưỡng chuyên tham gia các ca mổ lớn cũng “đổ bộ”, gồm: Trưởng nhóm điều dưỡng dụng cụ Phạm Thị Bích Thủy, điều dưỡng dụng cụ vòng trong Phạm Thanh Nghị, điều dưỡng dụng cụ vòng ngoài Lê Thị Huế và hai điều dưỡng gây mê Nguyễn Bồi Kiệt và Nguyễn Thị Ngọc Trâm.
Điều thú vị tại phòng mổ BVĐK Tâm Anh TP.HCM, điều dưỡng viên không ở tâm thế “phụ việc” mà chủ động lên kế hoạch, sẵn sàng phương án tác chiến. Để chuẩn bị cho ca mổ, điều dưỡng phòng mổ chuẩn bị sẵn 78 dụng cụ, robot cầm tay và tính toán sẽ có nhiều dụng cụ phát sinh trong quá trình phẫu thuật.
Khác với những đơn vị công tác trước, các bác sĩ tại đây luôn khẳng định êkíp điều dưỡng phải tham gia ca mổ chứ không ở tâm thế phụ mổ. “Đây không chỉ là cách nói mà còn là quan điểm khác biệt về vai trò, sự đóng góp của điều dưỡng viên. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng dường như ít nơi nào có được, bởi vì đó chính là ý chí quyết tâm của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, bác sĩ… khẳng định vai trò quan trọng của những nhân viên điều dưỡng trong quá trình khám chữa bệnh”, điều dưỡng Thủy chia sẻ.
Sau một loạt các lớp cửa khử khuẩn, điều dưỡng Thủy thông báo cho đồng nghiệp đẩy người bệnh vào phòng mổ bọc chì và lọc khí Hepa… đảm bảo vô trùng. Như nhiệm vụ tiếp theo của mình, điều dưỡng Ngọc Trâm nhanh chóng đặt đường truyền gây mê. Quan sát tình hình xung quanh đủ điều kiện an toàn cho ca mổ, điều dưỡng Huế bắt đầu thực hiện và đọc to các bước trong quy trình bảng kiểm an toàn phẫu thuật để ca mổ xác nhận chính xác người bệnh, đúng vị trí mổ, không thiếu sót dụng cụ…
8h05 phút, TS.BS Đỗ Minh Hùng bắt đầu phẫu thuật. Để phẫu thuật viên chuyên tâm vào đường mổ, đứng kế bên, điều dưỡng Kiệt liên tục theo dõi chỉ số và áp lực đường thở trên máy monitor, đảm bảo liều lượng thuốc an toàn. Trong suốt cuộc phẫu thuật, điều dưỡng Nghị quan sát từng hành động trong ca mổ, chỉ cần bác sĩ Hùng đưa tay, anh hiểu ý và cung cấp ngay dụng cụ cần thiết, chính xác. Khi bác sĩ Hùng cần thêm một dụng cụ khác ngoài các món đã chuẩn bị sẵn, chị Huế và chị Thủy kịp thời bổ sung, không để chậm nhịp cuộc đại phẫu. Cứ như thế, êkíp bác sĩ và điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm phối hợp nhịp nhàng. Sau hơn 4 tiếng đại phẫu, bác sĩ Hùng thông báo ca mổ thành công. Nhân viên phòng mổ mừng rỡ, những đôi mắt ánh lên niềm vui khi cứu thêm ca bệnh nặng.
Say mê, tự hào với nghề vì được ghi nhận
BSCKII Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ: “Bệnh viện liên tục đầu tư máy móc hiện đại ở tất cả các chuyên khoa như hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K, thiết bị đốt sóng cao tần, DSA, robot cầm tay cơ học, các thiết bị dụng cụ phục vụ thay khớp bằng mắt thần… nên không chỉ bác sĩ mà điều dưỡng cũng phải học tập liên tục để được chuyển giao công nghệ, từ đó biết cách vận hành khi tham gia ca mổ. May mắn, hầu hết điều dưỡng tại bệnh viện có trình độ đại học nên nhanh chóng tiếp thu kiến thức, công nghệ mới. Các điều dưỡng phòng mổ điều chỉnh thành thạo máy gây mê kèm thở có tính năng hỗ trợ huy động phế nang bị xẹp trong quá trình gây mê phẫu thuật; hay máy monitor 10 thông số (theo dõi độ giãn cơ, giảm đau, độ sâu gây mê)… nhờ đó vận hành phòng mổ thuận lợi. Mỗi ca phẫu thuật không giống nhau nên khi nhận lệnh, điều dưỡng chủ động lên kế hoạch chuẩn bị máy móc, dụng cụ mổ… mà không phụ thuộc nhiều vào bác sĩ. Điều dưỡng BVĐK Tâm Anh TP.HCM được đề cao chuyên môn và trách nhiệm, xứng đáng được ghi nhận”.
Điều dưỡng Lê Thị Huế chia sẻ, công việc điều dưỡng dụng cụ ở phòng mổ phải nhanh nhạy, nắm được “chỉ định” và cả tâm lý từng phẫu thuật viên, là cánh tay đắc lực của bác sĩ. Ví dụ, điều dưỡng đưa đúng dụng cụ, bác sĩ sẽ tập trung phẫu thuật, không bị gián đoạn nhịp nào. Còn nếu đưa sai hoặc đưa không đúng dụng cụ, bác sĩ sẽ loay hoay yêu cầu dụng cụ khác, vừa mất thời gian, vừa tạo tâm lý khó chịu, không an toàn cho ca mổ.
Chị Đặng Minh Hương – điều dưỡng Trưởng khoa Gây mê hồi sức BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết: nhiều người bệnh nắm chặt tay điều dưỡng như cần động viên trước khi mổ vì không có người nhà bên cạnh, do đó khi tiếp nhận ca bệnh, điều dưỡng gây mê luôn ân cần hỏi han như người thân. Điều dưỡng giải thích khoa học từ tình trạng bệnh đến giới thiệu các bác sĩ mổ giỏi, máy móc hiện đại… để người bệnh an tâm, hợp tác.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang bị trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, mang lại hiệu quả khám bệnh, phẫu thuật, điều trị thành công cao. Độc giả có nhu cầu tư vấn, khám chữa bệnh có thể liên hệ qua website, fanpage, hoặc đến trực tiếp hệ thống BVĐK Tâm Anh:
Bắt đầu công việc từ sớm tinh mơ, trở về nhà khi đường phố đã lên đèn, công việc của chị Đặng Minh Hương vẫn tiếp diễn như thế. Chị Hương bộc bạch: “Nhờ chuyên môn cao, dịch vụ tốt và chăm sóc tận tình mà dịch vụ phẫu thuật đa khoa của Tâm Anh luôn đông bệnh. Nhiều bệnh nhân chia sẻ đôi khi họ chọn mổ ở đây vì thấy phòng mổ sang chảnh như vào khách sạn, bác sĩ và nhân viên nói chuyện nhẹ nhàng, đặc biệt điều dưỡng chăm sóc rất tận tình, như người nhà nên rất yên tâm và thoải mái… Nghe những lời khen từ người bệnh, dù cực đến mấy chúng tôi cũng hạnh phúc. Chứng kiến nhiều người bệnh trở về cuộc sống sau ca mổ “thập tử nhất sinh”, tôi càng tự hào với nghề. Hạnh phúc đơn giản chỉ là cứu được nhiều người trên đường mình đi”.
Comments are closed.